Khái quát Kỳ tích sông Hán

Khoảng thời gian này chứng kiến sự tăng trưởng cao độ, mạnh mẽ, liên tục về kinh tế do xuất khẩu mang lại, là quá trình tái cấu trúc xây dựng, phát triển nền công nghiệp nặng và hiện đại hóa nhanh chóng các phương thức sản xuất kinh tế, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ to lớn được ra đời, chất lượng giáo dục được phát triển toàn diện, mức sống người dân và quá trình đô thị hóa tăng trưởng bền vững, sự bùng nổ trong việc xây dựng các khu đô thị mới, tòa nhà cao tầng, cao ốc chọc trời, những tuyến đường cao tốc kết nối các thành phố lớn, tiến trình dân chủ hóa trong hệ thống chính trị và công cuộc hội nhập toàn cầu hóa đạt hiệu quả cao,... Đã chuyển mình, lột xác toàn bộ đất nước Hàn Quốc từ một đống tro tàn của cuộc chiến tranh Triều Tiên tàn khốc – trở thành một quốc gia phát triển, rũ bỏ hình ảnh của một đất nước phụ thuộc trong suốt chiều dài lịch sử để một nền kinh tế lớn, tự chủ với mức độ thịnh vượng thuộc vào Thế giới thứ nhất, gia nhập hàng ngũ các nước tiên tiến với tổng sản phẩm nội địa (GDP) cán và vượt mốc 1.000 tỷ USD, đồng thời xuất hiện nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh, nổi tiếng trên toàn cầu như Samsung, LG, Lotte, Kia, Hyundai,... Cũng như việc đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới như Olympic Mùa hè 1988FIFA World Cup 2002.[1]

Đặc thù hơn, cụm từ này dùng để đề cập sự phát triển của thủ đô Seoul, thành phố nơi có dòng sông Hán chảy qua, có nguồn gốc từ 'Kỳ tích sông Rhine' - dùng để mô tả sự hồi sinh mạnh mẽ về kinh tế của Tây Đức sau Thế chiến 2 (vốn có cùng hoàn cảnh lịch sử với Hàn Quốc là đều bị chia cắt), có được một phần nhờ vào nguồn tài chính đến từ Kế hoạch Marshall của chính phủ Hoa Kỳ. Cụm từ "kỳ tích" được sử dụng để mô tả sự tăng trưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc giống với Tây Đức thời kỳ hậu chiến tranh - trở thành quốc gia có GDP danh nghĩa lớn thứ 10 trên thế giới (2020) và là một hình mẫu tiêu biểu cho các nước đang phát triển học tập, noi theo[2] - điều mà trước đây nhiều người coi là không tưởng vào thời điểm đó. Sau chiến tranh Triều Tiên, cơ sở hạ tầng của Seoul đã bị cuộc chiến này phá hủy gần như hoàn toàn và hàng chục triệu người Hàn Quốc phải sống dưới mức nghèo khổ. Chưa đầy 4 thập niên sau, "thành phố vô vọng" này đã hoàn toàn chuyển mình thành một thành phố toàn cầu hạng Alpha quan trọng, một trung tâm công nghiệp, công nghệ, tài chính, kinh doanhthương mại quốc tế lớn ở châu Á, nơi có cơ sở hạ tầng luôn sẵn sàng phục vụ khoa học - công nghệ và có chất lượng môi trường thuộc vào hàng tiên tiến bậc nhất trong khu vực Đông Á nói riêng cũng như trên thế giới nói chung.[3]